Thành lập Hội_đồng_Hợp_tác_Vùng_Vịnh

Các nguyên thủ quốc gia của GCC tại Abu Dhabi, 1981.

Hội đồng được thành lập tại Abu Dhabi vào ngày 25 tháng 5 năm 1981,[11][12] ban đầu bao phủ diện tích 1.032.093 dặm vuông Anh (2.673.110 km2) với các thành viên là Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê ÚtCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Hiệp định kinh tế thống nhất giữa các quốc gia của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh được ký kết vào ngày 11 tháng 9 năm 1981 tại Abu Dhabi.

Mục tiêu

Trong số các mục tiêu được công bố có:

  • Chế định quy định tương đồng trong các lĩnh vực như tôn giáo, tài chính, mậu dịch, thuế quan, du lịch, lập pháp và hành pháp
  • Khuyến khích tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong công nghiệp, khai mỏ, nông nghiệp, tài nguyên nước và động vật
  • Thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học
  • Thiết lập các doanh nghiệp liên doanh
  • Quân đội thống nhất (Lực lượng lá chắn bán đảo)
  • Khuyến khích hợp tác trong khu vực tư nhân
  • Tăng cường quan hệ giữa nhân dân trong khối
  • Thiết lập một tiền tệ chung[13][14][15][16]
Tuy nhiên, Oman tuyên bố vào tháng 12 năm 2006 rằng họ không thể đáp ứng thời hạn mục tiêu. Sau tuyên bố rằng ngân hàng trung ương của liên minh tiền tệ sẽ đặt tại Riyadh thay vì UAE, UAE tuyên bố họ rút khỏi dự án liên minh tiền tệ vào tháng 5 năm 2009. Tên gọi Khaleeji được đề xuất làm tên cho tiền tệ này. Nếu trở thành hiện thực, liên minh tiền tệ GCC sẽ là liên minh tiền tệ siêu quốc gia lớn thứ nhì trên thế giới, tính theo GDP của khu vực tiền tệ chung.[14]

Một số quốc gia trong hội đồng có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, phần lớn là nhờ bùng nổ thu nhập từ dầu thô và khí đốt cùng với bùng nổ xây dựng và đầu tư được hậu thuẫn từ nhiều thập niên tích trữ thu nhập từ tài nguyên. Trong một nỗ lực nhằm xây dựng một cơ sở thuế và nền tảng kinh tế trước khi thu nhập từ tài nguyên cạn kiệt, các nhánh đầu tư của UAE, bao gồm Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi, nắm giữ tài sản trên 900 tỷ USD.

Khu vực cũng là một điểm mới nổi về tổ chức sự kiện, như Á vận hội 2006 tại Doha, Qatar. Doha cũng từng ứng cử bất thành Thế vận hội 2016. Qatar sau đó được lựa chọn đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022 mặc dù thành tích nhân quyền kém cỏi.[17]

Các kế hoạch phục hồi bị chỉ trích là lấn át khu vực tư nhân, không tạo lập các ưu tiên rõ ràng cho tăng trưởng, không khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư, và phá hoại sự ổn định lâu dài.[18]

Biểu trưng

Biểu trưng của GCC gồm hai vòng tròn đồng tâm. Ở phần lên của vòng tròn lớn là cụm từ Basmala viết bằng tiếng Ả Rập và phần phía dưới là tên đầy đủ của hội đồng bằng tiếng Ả Rập. Vòng trong bên trong có chứa một hình lục giác nổi đại diện cho sáu thành viên của Hội đồng. Bên trong lục giác là một bản đồ bán đảo Ả Rập, lãnh thổ các thành viên được xóa biên giới và có màu nâu. Trên cạnh của lục giác là các màu tượng trưng cho quốc kỳ của sáu quốc gia thành viên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_đồng_Hợp_tác_Vùng_Vịnh http://www.ecssr.ac.ae/ECSSR/print/prf.jsp?lang=en... http://www.abc.net.au/news/stories/2011/03/14/3163... http://www.al-monitor.com/pulse/politics/2013/01/s... http://www.albawaba.com/gcc-membership-may-be-burd... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2012/12/2... http://www.arabianbusiness.com/bahrain-host-first-... http://www.arabianbusiness.com/yemen-join-gcc-by-2... http://www.arabnews.com/news/593931 http://www.arabtimesonline.com/NewsDetails/tabid/9... http://www.arabtimesonline.com/kuwaitnews/pagesdet...